BÌNH LUẬN PHÁP LÝ VỀ “TỘI VU KHỐNG” – ĐIỀU 156 BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017

BÌNH LUẬN PHÁP LÝ VỀ “TỘI VU KHỐNG” 

ĐIỀU 156 BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017

Tội vu khống được quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

    “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

     a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

      b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

     a) Có tổ chức;

     b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

     c) Đối với 02 người trở lên;

     d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

     đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

     e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

     g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

     h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

     a) Vì động cơ đê hèn;

     b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

     c) Làm nạn nhân tự sát.

  1. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Nguồn ảnh: Văn phòng Luật sư Lê Nguyên Giáp

I.CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI VU KHỐNG

  • Mặt khách quan của Tội vu khống có các dấu hiệu sau:

– Về hành vi, người phạm tội vu khống có một trong ba dạng hành vi sau đây:

+ Bịa đặt: Hành vi này được thể hiện thông qua việc người phạm tội đưa ra những thông tin không đúng sự thật, tự nghĩ ra một điều gì đó mà không có với người khác. Hình thức đưa ra thông tin có thể ở các dạng khác nhau như truyền miệng, viết đơn, qua các phương tiện thông tin đại chúng,…

+ Loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật: Người phạm tội dù không bịa đặt nhưng lại loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt. Việc loan truyền thông tin cũng có thể thể hiện đa dạng qua nhiều hình thức như: kể lại cho người khác nghe, đăng bài, chia sẻ bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng,…

+ Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Người phạm tội dù biết rõ người mình tố giác không có hành vi phạm tội nhưng vẫn tố cáo họ trước Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( Công an, Viện Kiểm sát,…)

Về hậu quả: Tội phạm này không bắt buộc phải gây ra hậu quả trên thực tế.

  • Khách thể: Các hành vi nêu trên xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân.
  • Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
  • Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, tức là đáp ứng đủ hai điều kiện:

– Có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi;

– Đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự với tội phạm này: từ đủ 16 tuổi trở lên./.

II.HÌNH PHẠT

Mức hình phạt đối với tội phạm này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:

– Khung 1 (khoản 1): có mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Khung hình phạt này được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan và chủ quan.

– Khung 2 (khoản 2): có mức phạt tù từ một năm đến ba năm, được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Đối với nhiều người (từ hai người bị hại trở lên);

+ Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho chính người phạm tội;

– Khung 3 (khoản 3): có mức phạt tù từ 3 năm đến 7 năm, được áp dụng với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Vì động cơ đê hèn;

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Làm nạn nhân tự sát.

– Hình phạt bổ sung (khoản 4): Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị: áp dụng hình thức phạt tiền hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

III.CÁC ĐIỂM CẦN LƯU Ý

– Đối tượng bị vu khống của tội này không phải là pháp nhân hay một nhóm người mà là con người cụ thể.

Người phạm tội thuộc trường hợp quy định ở khoản 1 chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người bị hại có yêu cầu khởi tố hình sự. Nếu trước ngày mở phiên toà sơ thẩm hình sự, người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì vụ án phải được đình chỉ.

    Trên đây là toàn bộ bình luận pháp lý về Tội vu khống theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 của Văn phòng Luật sư Lê Nguyên Giáp, nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về tội này có thể trực tiếp liên hệ theo số 0919877885 để được Luật sư tư vấn cụ thể và chuyên sâu hơn.

0919877885
0919877885