CÁCH TÍNH TỶ LỆ THƯƠNG TÍCH? ĐÁNH NGƯỜI THƯƠNG TÍCH DƯỚI 11% THÌ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

       Đây là một vấn đề nổi cộm và luôn được nhiều người quan tâm trong cuộc sống hiện tại, đôi khi chỉ là do vô tình gây thương tích nhỏ cho người khác mà bạn luôn lo sợ mình có phải đi tù hay không? Thì hôm nay, hãy để Văn phòng Luật sư Lê Nguyên Giáp giải đáp thắc mắc này cho quý bạn và các vị.

       1.Cách xác định tỷ lệ % thương tích xảy ra xô xát

Căn cứ theo điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định việc xác định tỷ lệ % thương tích khi đánh nhau như sau:

Tổng tỷ lệ % thương tích = T1 + T2 + T3 +…+ Tn

Trong đó:

– T1: tỷ lệ % thương tích của thương tích thứ nhất;

– T2: tỷ lệ % của thương tích thứ hai: T2 = (100 – T1) x tỷ lệ % thương tích thứ 2/100;

– T3: tỷ lệ % của thương tích thứ ba: T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % thương tích thứ 3/100;

– Tn: tỷ lệ % của thương tích thứ n: Tn = {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % thương tích thứ n/100.

– Tổng tỷ lệ % thương tích sau khi làm tròn số là tổng tỷ lệ % thương tích cuối cùng.

Lưu ý:

– Tổng tỷ lệ % thương tích của 01 người phải nhỏ hơn 100%;

– Mỗi bộ phận cơ thể bị tổn thương chỉ được tính tỷ lệ % thương tích 01 lần. Nếu bộ phận bị tổn thương gây biến chứng sang bộ phận thứ hai thì tính thêm tỷ lệ % thương tích ở bộ phận thứ hai;

– Nếu nhiều thương tích là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc một bệnh đã được ghi trong các Bảng tỷ lệ % thương tích thì tỷ lệ % thương tích được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó;

– Khi tính tỷ lệ % thương tích chỉ lấy đến 02 chữ số hàng thập phân. Ở kết quả cuối cùng làm tròn để có tổng tỷ lệ % thương tích là số nguyên;

– Nếu một bộ phận có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn thì tính cả tỷ lệ % thương tích đối với bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn.

– Khi giám định, căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng, giám định viên xác định tỷ lệ % thương tích trong khung tỷ lệ tương ứng với Bảng tỷ lệ % thương tích;

– Đối với các bộ phận đã bị mất chức năng, bị tổn thương thì tỷ lệ % thương tích được tính bằng 30% tỷ lệ % thương tích của bộ phận đó;

– Nếu phải đồng thời giám định pháp y lại vừa giám định pháp y tâm thần thì thực hiện giám định sau tổng hợp tỷ lệ % thương tích.

       2. Đánh người gây thương tích nhẹ (dưới 11%) thì có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

Căn cứ theo Bộ luật Hình sự hiện hành có quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích nếu cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp nhất định.

Như vậy, đối với trường hợp gây thương tích nhẹ vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu rơi vào các trường hợp dưới đây:

– Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc có thủ đoạn có thể gây nguy hại cho nhiều người;

– Dùng axit hoặc hóa chất nguy hiểm;

– Người bị đánh là người dưới 16 tuổi, phụ nữ biết là đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người không có khả năng tự vệ;

– Người bị đánh là ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho người vi phạm;

– Có tổ chức;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

– Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, hoặc đang trong thời gian chấp hành phạt tù, biện pháp tư pháp giáo dục hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện bắt buộc;

– Thuê gây thương tích hoặc hoặc gây thương tích cho người khác do được thuê;

– Có tính chất côn đồ;

– Người bị đánh là người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của người bị đánh.

III. Kết luận

      Trường hợp tình huống thực tế Quý khách hàng đang gặp phải phức tạp hơn với nhiều tình tiết, việc tham vấn ý kiến của Luật sư là rất quan trọng để định hướng phương thức giải quyết. Văn phòng Luật sư Lê Nguyên Giáp Hotline: 0919.877.885 VPLS Lê Nguyên Giáp luôn sẵn sàng đồng hành và tư vấn chính xác, chi tiết với tất cả vấn đề của Quý khách hàng.

0919877885
0919877885