KHÁNG CÁO VỀ VẤN ĐỀ QUYỀN THỪA KẾ DI SẢN CỦA NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC

KHÁNG CÁO VỀ VẤN ĐỀ QUYỀN THỪA KẾ DI SẢN

KHI NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC

      Văn phòng Luật sư Lê Nguyên Giáp đã tiếp nhận vụ việc và tham gia với tư cách người bảo vệ quyền – lợi ích hợp pháp cho chị K với nội dung hồ sơ: “Tranh chấp chia thừa kế”.

Nguồn ảnh: Văn phòng Luật sư Lê Nguyên Giáp

       Ông H và bà G kết hôn và có người con là chị K . Trước khi qua đời, Ông H và bà G đã lập một bản Di chúc tại Văn Phòng Công Chứng với nội dung chị K là người thừa kế duy nhất di sản là nhà đất tại địa chỉ quận A, TP. B vào năm 2014. Cho đến năm 2017, căn nhà tại địa chỉ nêu trên nằm trong Quyết định thu hồi đất và được bồi thường hơn 5.000.000.000 đồng (5 tỷ đồng). Năm 2020, Chị K đến Văn Phòng Công Chứng và thực hiện Khai nhận di sản thừa kế theo di chúc của bố mẹ đã lập. Tuy nhiên tại thời điểm này, hàng thừa kế phát sinh thêm Bà M (người vợ hai của ông H) thuộc trường hợp “Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc”. Bà M có ký một văn bản xác nhận về việc Bà M không có đóng góp gì đối với căn nhà và thửa đất tại địa chỉ quận A, TP. B và bà M xác nhận đây không phải tài sản chung của Bà M và Ông H. Bà M căn cứ vào Điều 644 – Bộ luật Dân sự 2015 để yêu cầu được hưởng thừa kế và làm đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

     Căn cứ quy định tại Điều 644 – Bộ luật Dân sự 2015.

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúcNhững người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    Vụ án đã được Tòa án nhân dân quận A thụ lý vào năm 2020 và mở phiên xét xử vào tháng 07/2022. Đối vụ án này, Tòa án nhận định: “… Di chúc lập 2014 có nội dung phù hợp với Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015 nên áp dụng Bộ luật dân sự 2015 để giải quyết vụ án theo Điều 688 Bộ luật dân sự 2015.”

     Quan điểm của Luật sư Lê Nguyên Giáp và Luật sư Nguyễn Trọng Hoàng đối với vụ án này như sau: Theo đó, người thừa kế theo pháp luật của bà G là chỉ có 01 người duy nhất là con gái K và chị K được quyền nhận toàn bộ di sản của bà G. Đối với người thừa kế theo pháp luật của ông H gồm có chị K và bà M, nhưng di chúc đã thể hiện ý chí của ông H để lại toàn bộ phần di sản của mình cho chị K. Như vậy, khi áp dụng quy đinh tại điều 644. BLDS 2015 bà M chỉ được hưởng thừa kế tương ứng là 2/3 của một suất thừa kế đối với phần di sản của ông H trong khối tài sản chung giữa ông H và bà G tương đương với số tiền hơn 900 triệu đồng.

     Quan điểm của Tòa án đối với chia thừa kế của ông H, Bà M được nhận 2/3 của một kỉ phần thừa kế với số tiền là hơn 1 tỷ 8 trăm triệu đồng. Ngay sau khi Tòa tuyên án, Luật sư Lê Nguyên Giáp và Luật sư Nguyễn Trọng Hoàng đã hỗ trợ Chị K làm đơn kháng cáo và nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân quận A để tiếp tục bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị K.

Nguồn ảnh: Văn phòng Luật sư Lê Nguyên Giáp

 

0919877885
0919877885