NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG DÂN SỰ

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG DÂN SỰ
1. Các trường hợp đại diện theo pháp luật
– Đại diện theo pháp luật của cá nhân
Đại diện theo pháp luật của cá nhân được quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015:
• Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
• Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
• Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
• Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
– Đại diện theo pháp luật của pháp nhân
Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015, gồm:
• Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;
• Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;
• Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
       
(Nguồn ảnh: Internet)
2. Thời hạn đại diện theo pháp luật 
    Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định thì được xác định như sau:
• Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó.
• Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 1 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
– Người đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
• Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục
• Người được đại diện là cá nhân chết
• Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại
• Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc luật khác có liên quan
Nguồn ảnh: Văn phòng Luật sư Lê Nguyên Giáp
0919877885
0919877885