THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM MỚI NHẤT 2024

THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM MỚI NHẤT 

         Hiện tại, các cơ sở có ngành nghề kinh doanh liên quan đến thực phẩm đều phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cần thực hiện như sau:

1.Điều kiện để được cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP)

– Điều kiện về ngành nghề kinh doanh: Trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm.

– Phải có giấy chứng nhận về sức khỏe và kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm:

+ Người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh ngành nghề có liên quan đến thực phẩm phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở.

+ Phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, nếu trả lời đúng 80% câu hỏi được ra thì đạt yêu cầu.

Nguồn ảnh: Văn phòng Luật sư Lê Nguyên Giáp

2.Thủ tục cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Thời gian hoàn thành thủ tục Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm: 30-45 ngày (có thể sớm hơn), bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ.
  • Bước 2: Thực hiện việc xin Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm: 15-20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Bước 3: Thực hiện việc xin cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm: 15-25 ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ hợp lệ vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3.Hồ sơ cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn về sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
  • Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

4.Thẩm quyền cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

– Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố sẽ cấp cho các trường hợp sau: Dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng trung ương và thành phố cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng quận, huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng có quy mô cung cấp từ 300 suất ăn/ngày trở lên; Cơ sở cung cấp suất ăn sẵn; Dịch vụ ăn uống trong các bệnh viện, khu chế xuất, khu công nghiệp; Bếp ăn tập thể, căn tin các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

– UBND các quận, huyện, hoặc các cơ quan chức năng được ủy quyền sẽ cấp cho các loại hình sau: Dịch vụ ăn uống có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do quận, huyện cấp, hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô cung cấp từ 100-300 suất ăn/ngày; Bếp ăn tập thể ở các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; Dịch vụ nấu thuê đám tiệc di động.

– UBND phường, xã, thị trấn: Cấp giấy chứng nhận cho dịch vụ ăn uống có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có công suất cung cấp dưới 100 suất ăn/ngày.

5.Kết quả thực hiện thủ tục

Cơ sở được cấp: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

0919877885
0919877885