MỨC HƯỞNG CỦA ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ

MỨC HƯỞNG CỦA ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ
(Nguồn ảnh: Văn phòng Luật sư Lê Nguyên Giáp)
 Khoản 1 và Khoản 3, Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 có quy định:
“a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;”
“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”
    Như vậy, Người có thẻ BHYT được ngân sách nhà nước đóng thì được chi trả 100% khi khám chữa bệnh đúng tuyến.
Trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng như sau:
• Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
• Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú;
• Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
0919877885
0919877885