1.Điều kiện bảo hộ:
Kiểu dáng công nghiệp chỉ được xác lập quyền trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ. Người muốn được hưởng độc quyền đối với kiểu dáng công nghiệp phải trực tiếp nộp đơn cấp văn bằng bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc uỷ quyền cho một Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ đã được cấp chứng chỉ hành nghề.
Nguồn ảnh: Văn phòng Luật sư Lê Nguyên Giáp
2.Tài liệu cần có khi nộp đơn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?
- Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp thể hiện được đầy đủ các góc nhìn của đối tượng cần đăng ký bảo hộ
- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp: Công năng, các đặc điểm hình khối, đường nét
- Giấy ủy quyền (Nếu đăng ký thông qua đại diện sở hữu)
3.Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký trực tiếp hoặc theo đường bưu điện đến Cục sở hữu trí tuệ số 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Giai đoạn tiếp nhận đơn và thẩm định hình thức
- Đơn đăng ký KDCN được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận và tiến hành thẩm định hình thức trong thời hạn 01 tháng để xác định tính hợp lệ của đơn.
- Nếu đơn đăng ký KDCN được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
- Nếu đơn đăng ký bị từ chối Cục sẽ gửi thông báo từ chối bằng văn bản nêu rõ lý do trong thời hạn 02 tháng cá nhân, tổ chức là chủ đơn có thể gửi công văn khiếu nại hoặc công văn trả lời thông báo của Cục.
Giai đoạn thẩm định nội dung
Không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn, đơn đăng ký KDCN được thẩm định về nội dung để đánh giá khả năng cấp bằng độc quyền KDCN cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Đơn đăng ký KDCN nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
4.Những trường hợp không được bảo hộ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Hình dáng bên ngoài của 1 sản phẩm cần có đặc tính kỹ thuật của sản phẩm.
- Hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng công nghiệp.
- Hình dáng sản phẩm vô hình trong quá trình sử dụng sản phẩm.
5.Dịch vụ của Văn phòng Luật sư Lê Nguyên Giáp trong lĩnh vực đăng ký kiểu công nghiệp tại Việt Nam như sau:
- Tra cứu thông tin về sử dụng và đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam
- Tư vấn, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam
- Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ (dịch tài liệu hoặc viết bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, yêu cầu bảo hộ, chuẩn bị các hình vẽ, làm tờ khai, đại diện) cho khách hàng trong việc nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ, gia hạn văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam
- Nghiên cứu và đánh giá khả năng vi phạm các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ;
- Thực thi các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng / hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam
- Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam.
Văn phòng Luật sư Lê Nguyên Giáp tự hào là đơn vị cung cấp Dịch vụ Đăng ký bảo hộ các tài sản trí tuệ nói chung và kiểu dáng công nghiệp nói riêng một cách nhanh chóng, uy tín và chất lượng, hiệu quả.